Giới thiệu chung về CDIO

CDIO (Conceive - hình thành ý tưởng; Design - thiết kế ý tưởng; Implement - thực hiện; Operate - vận hành) là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra (CĐR) để thiết kế chương trình và phương pháp đào tạo theo một quy trình khoa học. Xây dựng chương trình đào tạo theo cách tiếp cận CDIO nhằm đào tạo sinh viên phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực thực tiễn (năng lực C-D-I-O) và có ý thức trách nhiệm với xã hội.
Theo cách tiếp cận CDIO, khi xây dựng và nâng cấp các chương trình đào tạo phải tuân thủ các quy trình chặt chẽ, từ khâu xây dựng CĐR, thiết kế khung chương trình, chuyển tải khung chương trình vào thực tiễn và đánh giá kết quả học tập của sinh viên cũng như toàn bộ Chương trình.

CDIO là một sáng kiến mới cho giáo dục, là một hệ thống các phương pháp và hình thức tích lũy tri thức, kỹ năng trong việc đào tạo sinh viên để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Khởi nguồn từ Viện công nghệ MIT (Mỹ), cho đến nay mạng lưới các trường đại học áp dụng CDIO trên thế giới đang ngày càng tăng lên, đặc biệt là ở Mỹ. CDIO xuất phát là một hệ thống phương pháp phát triển các chương trình đào tạo kỹ sư nhưng về bản chất, CDIO là một quy trình đào tạo chuẩn và căn cứ vào đầu ra (outcome-based) để thiết kế đầu vào. Quy trình này được xây dựng một cách khoa học, hợp lý, logic và về phương pháp tổng thể mang tính chung hóa có thể áp dụng để xây dựng quy trình chuẩn cho nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau ngoài ngành kỹ sư (với những sự điều chỉnh, bổ sung cần thiết), trong đó có khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh.

Việc tiếp cận theo phương pháp CDIO sẽ đem lại các lợi ích sau:

- Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO gắn với nhu cầu của người tuyển dụng, từ đó giúp thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của nhà trường và yêu cầu của nhà sử dụng nguồn nhân lực;

- Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO sẽ giúp người học phát triển toàn diện với các “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi;

- Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO sẽ giúp các chương trình đào tạo được xây dựng và thiết kế theo một quy trình chuẩn. Các công đoạn của quá trình đào tạo sẽ có tính liên thông và gắn kết chặt chẽ;

- Cách tiếp cận CDIO là cách tiếp cận phát triển, gắn phát triển chương trình với chuyển tải và đánh giá hiệu quả giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học lên một tầm cao mới.

Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, ĐHKT
 
GIỚI THIỆU TIN TỨC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giới thiệu về ĐHKT Tin Đào tạo Giới thiệu hoạt động đào tạo Giới thiệu hoạt động NCKH
Hệ Giá trị cốt lõi Tin Nghiên cứu khoa học Chương trình ĐT đại học Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh
Cơ cấu tổ chức Hoạt động đoàn thể Chương trình ĐT sau đại học Nhóm nghiên cứu mạnh
Đội ngũ giảng viên Tin tổ chức Chương trình ĐT liên kết quốc tế Thống kê
Ba công khai Tuyển dụng Chương trình ĐT ngắn hạn Hội thảo quốc tế
      Tài nguyên số
TUYỂN SINH GÓC CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN GÓC SINH VIÊN
Tuyển sinh đại học Thông tin cho cán bộ - giảng viên Cổng TT đào tạo đại học
Tuyển sinh sau đại học Đội ngũ giảng viên Khảo sát trực tuyến
Tuyển sinh văn bằng ĐT thứ hai Hoạt động công đoàn Thông tin cho sinh viên  
Tra cứu tuyển sinh sau đại học Thư viện ảnh Đường đến trường  
Liên hệ tuyển sinh Tài nguyên số Biểu mẫu  
    Kênh giải trí UBEtv  
 
Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Giáo dục - Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel/Fax: (84-24) 37950341
Email:news_ueb@vnu.edu.vn
Website: dbcl.ueb.edu.vn